Dù không được đến trường năm lớp 3 nhưng cuối tuần nào ba mẹ cũng bắt hai chị em ngồi lại viết bản kiểm điểm. Viết xong, đọc lên cho mọi thành viên trong nhà thấy chưa được lại phải ngồi viết lại, đôi khi vừa viết vừa khóc không biết bao giờ đọc lên mà ba mẹ thấy đã hoàn thành, bước tiếp theo là dán thẳng lên cột nhà, bất cứ ai đi ngang qua cũng phải thấy và đọc. Bây giờ nghĩ lại thấy đúng, “Tiên học lễ, hậu học văn” - Muốn quản lý tốt quốc gia thì trước hết phải quản lý tốt gia đình của mình.
Bản Gia huấn chữ nôm có câu:
“Lại khuyên con việc tề gia
Phải cho cần kiệm thuận hòa là hơn”
“Dưỡng bất giáo, phụ chi quá
Giáo bất nghiêm, sư chi đọa”
Nghĩa là: “Nuôi con mà không dạy dỗ, đó là cái lỗi của người cha (bậc cha mẹ)
Dạy dỗ mà không nghiêm, đó là sự lười biếng của người thầy”
Ông ngoại nó là một cựu chiến binh thời kháng chiến chống Pháp đã trực tiếp giáo dục nó nhiều nhất. Những ngày thơ ấu được nghe những lời răn dạy của ông: “Tu thân, tề gia trị quốc, bình thiên hạ”, muốn làm được một người con gái hiếu hạnh việc đầu tiên phải tu thân. Biết chịu khó, siêng năng, sống biết tiết kiệm, tiếc từng hạt gạo làm ra, không hoang phí của cải, biết rằng khoảng cách để bước ra xã hội người con gái bị hạn chế hơn con trai, nhưng ông thường nhắc nhở nó, sau này lớn lên con gái phải sinh con, phải làm mẹ như vậy con cái trưởng thành ngoan ngoãn hay không là đức từ người mẹ tu dưỡng mà có. “Đức hiền tại mẫu, trắng cấu ngon cơm”. Ý nói đức do người mẹ tu dưỡng mà có, muốn sinh được những đứa con ngoan hiếu hạnh sau này có chí hướng tốt thì việc đầu tiên bãi đất để gieo hạt giống đó phải tốt tươi. Hạt giống mới đâm chồi nảy lộc được, mảnh đất ví như người mẹ, hạt giống ví là người cha vì vậy đã sinh ra thân phận nữ nhi phải ăn nói chuẩn mực, ngay cả việc ngồi ăn cũng có tư thế ngồi riêng. Khách đến nhà cũng phải học lễ nghi rót nước, bưng trà mời khách. Đặc biệt là người nhân hậu vị tha, bao dung để là hậu phương vững chắc cho chồng con, không có nơi chốn ấm êm là gia đình để lùi về thì con trai cũng không làm được gì cả. Ông đã viết những vần thơ gửi cho bà ngoại lúc kháng chiến chống Pháp.
….Anh ra đi với tinh thần nhiệm vụ
Vả tình hình quân sự lại khẩn trương
Lệnh trên điều anh hối hả lên đường
…..Thời kháng chiến tạm xa vời đôi ngã
Anh ra đi em ở cũng đành lòng
Vì xã hội về non sông
Không lẽ chịu kiếp chim lồng rứa mãi
.
Lấy cần lao mà sáng tạo kế sinh nhai
Xem trọn bài tại đây.
******************
Tuổi thơ được đặt chân lên chuyến tàu hỏa là một giấc mơ dài tập, các bạn cùng trang lứa chờ đợi được nghỉ hè, còn với hai chị em nó thì chuyến đi ấy là sự trút bỏ mọi nỗi bực nhọc khó khăn ra khỏi cuộc sống để bắt đầu lại. Nếu các bạn chưa được đặt chân lên tàu du ngoạn hãy thử một lần trong đời, đi càng sớm càng thú vị, chuyến đi xa hay gần đều cho bạn một cảm giác đầy giá trị. Những đám mây trên bầu trời, quê hương làng mạc cây cối, cánh đồng đều chạy ngược, chỉ có tàu hỏa là đứng yên trong mắt đứa trẻ.
Quê ngoại như tiếng gọi từ những hòn lèn cao dọc bờ sông Gianh ngược đường lên Tuyên Hóa. Nơi nó ao ước ngày và đêm, ngay cả những lúc vui, buồn muốn dấu chân mình được in lên vùng đất núi rừng ấy. Thuở lọt lòng nơi ấy đã ghi lại dư âm tiếng khóc chào đời của nó.
Có lẽ ba mẹ đang tìm cách cho con thay đổi không khí tránh thời gian dài quá căng thẳng sau những đổ vỡ tinh thần không đáng có nên chị em nó được một chuyến lên ngoại. Đi bộ 3km băng qua hai cánh đồng, hai xã từ xã Quảng Hòa qua bờ đê nước chảy trong veo, rồi băng qua khu nghĩa địa nhập vào đất Quảng Minh, bỏ lại sau lưng những tủi hờn của ngày qua.
Ga Minh Lệ điểm đầu của chuyến đi, tàu hú còi inh ỏi cập ga kèm theo tiếng loa phát ra phải đứng xa đường ray 2km. Hai chị em tay dắt nhau vội vàng tìm toa phía trước của đoàn tàu theo lời dặn của mẹ, nắm lấy tay nhau không được để lạc, được sự hỗ trợ của kiểm soát viên hai chị em có ngay chổ ngồi gần ô của sổ, đoàn tàu bắt đầu xịch xịch chuyển bánh rời ga Minh Lệ. Ngọn gió bên ngoài làm cho làn tóc nó bay tung về phía sau, thật thích thú, trẻ con nhớ nhanh và cũng quên nhanh, nên nó thấy cuộc đời đẹp như trong mơ.
Từ ga Minh Lệ đến ga Ngọc Lâm phải dừng và trả khách khoảng 2 ga giữa đó là Lệ sơn và Lạc sơn. Khoảng cách giữa các ga ấy khoảng hơn 10km. Chuyến tàu chợ đi chậm qua các ga huýt còi inh ỏi, lên tàu đôi lúc ngồi cạnh người lớn thấy giọng miền Bắc ấm áp nhẹ nhàng, lâu lại có các chị gánh rau muống từ quê nó lên chợ Đồng Lê hoặc xuống ga Ngọc Lâm về chợ Gát để bán. Tàu lao nhanh vun vút, nhưng có đoạn lại đi chậm chậm nhất là vào các ga chuẩn bị thả khách, hoặc tránh tàu đi ngược chiều.
Đang chìm trong khung cảnh thiên nhiên thì tàu cập về đến ga Ngọc Lâm.
Men theo đường đất khoảng 2km, hai bên đường là những cây cọ xanh mướt, không khí mát mẽ như lạc vào cõi tiên. Về đến nhà ông bà ngoại, những cây mít rợp bóng, phía tây là hòn lèn cao ngút, có tiếng kêu của chim chóc thật vui ngôi nhà gỗ khang trang được dựng trên nền nhà cao hơn 1m, phía Đông là dòng sông hiền hòa chảy, sơn thủy đẹp như bức tranh.
Từ trong nhà đi ra ông ngoại nói “hai cháu đi lên ông có mua vé tàu không?”. Nó nhanh nhảu bảo dạ có, ông tiếp lời: đi tàu nhớ mua vé, nếu không mua kiểm soát viên bắt được hỏi cháu của ai, nếu biết rõ là cháu của ông là ông xấu hổ lắm. Ông ngồi giảng giải cho hai chị em nghe về cách sống thật thà, chất phác. Luyện trí tuệ, lễ phép của đứa con ngoan trò giỏi, khi nghe kể về năm học lớp 3 vừa rồi không được đến trường, ông thở dài một tiếng và nói tiếp: “Chỉ cần các cháu thật ngoan thì muốn gì đều được trời đất chiếu cố”.
Nhà có các cậu chơi đàn rất giỏi, tiếng đàn bầu vang bên vách núi, tiêng ghi ta dưới bàn tay điêu luyện của các cậu tạo nên âm thanh huyền bí như mang cả dàn hợp xướng vào nhà.
Ngày về nhà nó, ông cùng nó xuống chợ đi qua đình làng Hòa Ninh, ông đứng lại rất lâu và đọc dòng chữ Hán trên hai cổng đình làng.
Ông giải thích cho nó: “Tiên Kế Hậu Thừa Cẩm Tú Giang Sơn Truyền Tự Cổ/ Trùng Tu Bảo Cỗ Quảng Hòa Đình Trụ Hán Đương Kim”.
Nay ông mất rồi mang theo cả kho tàng sách vở, cả nguồn kiến thức vô tận mà ông có.
Bà ngoại là người con gái đẹp của miền núi rừng, bà là người vợ thứ 3 ông cưới về để lo toan gia đình do hai bà trước đã mất vì chiến tranh, để lại 3 cô con gái còn nhỏ. Mẹ nó là con đầu của bà nhưng là người con gái thứ 4 của ông.
Bà thường gánh hai đầu đầy những hàng hóa miền ngược đi bằng ca nô về chợ Ba Đồn bán để đổi lấy mắm cá ngược về bán lại trong làng hoặc chợ. Nó nhớ hình ảnh của bà ra cầm cái nón vẫy vẫy, khi nhìn thấy xuồng máy chạy ngang qua bến nhà, bà siêng lắm làm rẫy ngô khoai sắn vụ nào cũng thu hoạch đầy nhà.
Những chuyến chợ phiên, gánh hàng của bà rất nặng, lớn hơn một chút nó cũng đã biết chạy đi đón bà, gánh đỡ bà một đoạn đường từ bến đò vào chợ. Bước chân bà nặng nhọc nhưng luôn nở nụ cười hài hước bởi bà được sinh ra dòng máu quý tộc. Cứ vậy bà là người nụ cười tỏa nắng dù có mệt nhọc bao nhiêu, luôn truyền nguồn sống cho con cháu. Dòng máu chảy trong nó là dòng máu nóng rực cuồn cuộn của bà mang theo vẻ đẹp núi rừng đầy ắp kỷ niệm đẹp.
Nay mẹ nó đi lấy chồng xa. Dù có xảy ra bao điều ngang trái của tình cảm vợ chồng, vết đau thương có bao giờ mất đi, ngưng đọng lại bên rìa dòng thời gian, lẩn trốn vào đời thường theo năm tháng lần theo từng lối đi của ông lo cho mẹ. Gương mặt ông hằn thêm nếp nhăn. Ông nói: "Các cháu năm nay sẽ được tiếp tục đến trường". Ông quay mặt đi chỗ khác gần như tránh giọt nước mắt.
Ông nói:
“Ngọc bất trác bất thành khí, nhân bất học bất tri lý”
Nghĩa là, hòn ngọc thô kia nếu chẳng được mài giũa thì cũng chẳng thành món đồ trân quý được, con người không đến trường không được giáo dục từ người thầy giỏi bạn tốt, không đi qua nghịch cảnh của cuộc đời chẳng bao giờ hiểu đạo lý hay tự tu dưỡng được mình. Các cháu hãy xem năm vừa rồi cả hai chị em không được đến trường là nghịch cảnh lấy đó làm bàn đạp để học giỏi và tu dưỡng hơn.
Số mệnh được làm cháu ngoại của ông thật may mắn.
Bất kỳ gặp ai trong kiếp nhân sinh đều có duyện phận, nghịch cảnh là cơ hội để bạn chứng minh sức mạnh trong tương lai.