“Còn cha gót đỏ như son
Đến khi cha chết gót con đen sì”- Ca dao
Đường đời của bạn là chính bạn tự bước, dù có bước chân suýt ngã thì bạn tự điều chỉnh bước chân của mình về đúng vị trí và bước tiếp. Cuộc đời của chúng ta không ngừng biến đổi, để bắt nhịp được với cuộc sống chúng ta phải uốn theo hoàn cảnh gia đình và xã hội, sự tác động bên ngoài có ảnh hưởng đến trong tính cách hành trình tương lai, để có thể thay đổi một thói quen đã có sẵn chúng ta cần thời gian, kiên trì, bền bỉ, kiên định và tuyệt đối không bỏ cuộc, đồng thời không nêu lý do tiêu cực, duy trì trạng thái hạnh phúc may mắn khi được làm người. Chỉ cần được làm người thì số phận bạn ra sao bạn tự cầm nắm và thay đổi chúng…
Thời điểm để dẫn dắt bạn hành động là ngay lúc này, ngay lúc bạn còn nhỏ, như chuyện đàn các cụ thường hát: “ 9- 10 con khôn nậy(lớn)” Tu dưỡng đạo đức theo lời răn dạy của ông bà cha mẹ. Vì vậy muốn vui vẻ thì chính bạn phải tự thấy mình thật may mắn và hạnh phúc. Không ai trong chúng ta không ước mơ cho mình một bước đệm bàn đạp nào đó để thành công. Thực tế cái gì đã có sẵn để hưởng thụ thì buồn vô cùng, cho nên chính chúng ta cần đi qua giông tố mới thấy giá trị của cuộc đời.
Vạch xuất phát của mỗi người khác nhau và đích đến bất kỳ ai trong kiếp nhân sinh đều khác nhau, tư duy sáng tạo, lối sống luôn bắt đầu từ vạch xuất phát ấy. Con cái là bản sao của cha mẹ, tính cách của cha mẹ ảnh hưởng nhiều đến con cái. Sự tác động qua lại giữa các thành viên trong gia đình tạo nên một xã hội thu nhỏ đầy sắc màu, nên việc thay đổi một hành vi luôn phụ thuộc nhiều yếu tố xung quanh. Nỗ lực không ngừng nghĩ, hoàn cảnh có khó khăn phải chọn cho mình sự kiên định.
Gia đình cũng vậy, muốn vực dậy gia đình đã từng đỗ vỡ thì cách tốt nhất là quên đi những ngày tháng không vui. Nhìn thẳng về phía trước và bước.
Thiên hạ có thể bàn tán hay nói này, nói nọ hãy bịt tai lại mở tròn mắt và đi thẳng, không chìm đắm trong các câu nói tiêu cực của những người xung quanh. Để gia đình bình yên thì trước nhất mình phải bình yên, để giàu có trước tiên mình phải lao động. Trong bài thơ ông ngoại viết cho bà trong thời kỳ kháng chiến có câu: “ Lấy cần lao mà sáng tạo kế sinh nhai” Để dạy con thành người trước tiên cha, mẹ phải tấm gương soi. Thay đổi tất cả, lập lại kỷ cương trật tự của một gia đình, lối đi cho con cái từng bước, dành cho nhau tình yêu nồng ấm, lời răn dạy từ bậc cha, mẹ và sự liên kết các thành viên trong gia đình.
Chim có tổ người có tông. Giá trị tinh thần rất quan trọng trong từng bước đi của con trẻ, luôn luôn là một cuốn sách bắt đầu khai mở tâm thức và thần thức của thế hệ con cái.
Sau lần có bước chân suýt ngã ấy lòng kính trọng của đứa con đối với người ba tăng đần theo từng ngày nó lớn, ghi dấu hình ảnh của ba vào tim sâu sắc nhất như thể sợ rằng một ngày nào đó ba nó sẽ tuột mất trên cõi đời này thì điểm tựa của gia đình không còn.
Ảnh sưu tầm.
Làm ruộng, Nhà có lúc không có bò cày, ba đi mượn hàng xóm và họ hàng đều bận, để cho kịp mùa vụ ba vác cây bừa lên vai cứ vậy tự kéo, để cho bừa nhuyễn đám ruộng hơn ông lại cho nó ngồi lên cây bừa khom lưng và kéo, thửa ruộng rất rộng, mồ hôi ba chảy nhễ nhãi, ướt đẫm, mùa hè nóng như đổ lửa hay mùa đông rét mướt, gió thổi mạnh nhưng trên mảnh ruộng hay bờ đê luôn có giọt mồ hôi của ba pha trộn vào bùn đất. Gánh nặng nào ba cũng lao vào làm vì các con là con gái, đặc biệt nó, khi sinh đã yêu ớt và xấu xí, lớn lên không đủ sức đề kháng, vì thương con gái nên ba lại dành hết phần việc nặng nhất. Thu hoạch vụ mùa đất miền trung thường vào mùa lũ tháng 8 âm lịch hàng năm mưa như trút nước, vừa thu hoạch vừa chạy đua với cơn mưa lũ, nếu ba vắng nhà mấy chị em làm đứt hơi không còn sức lực, chỉ mong có ba về san bớt gánh nặng, xe bò chở đầy lúa lấy sức người và kéo, đôi lúc còn cho con cái ngồi hẳn lên xe. Hình ảnh chiếc xe nặng quá tay cầm càng lâu và mỏi đẩy xuống dốc không kiềm lại được , xe cứ vậy còng lên cao mang theo cả thân thể ba lên cao chao đảo cách mặt đất chạm chân khoảng 2m. Các con tái mặt sợ càng xe hất người văng xa.
Những chuyến lên rừng đốn củi của ba mang theo hai chị em nó để cho vác 5 cây dẻ về làm trường học, đang vượt dốc đi ngược vào rừng sâu, nó chạy không kịp, vì ba có sức khỏe phi thường, vừa đi vừa dừng chân đợi con. Vào đến rừng sâu ông cầm cây rựa ông phát dọc đường đi, có kinh nghiệm trèo đèo lội suối từ chiến trường, ông không biết mệt, cũng thương đoàn con gái yếu hèn mà ông như cây cổ thụ sừng sững che chắn cho con, nếu hôm nào đi trời đổ mưa thì con Vắt và Sên bu bám vào chân hút máu. Khi đủ số lượng củi cần mang về thì ba gọi hai chị em gỡ vắt cơm nắm ra ăn, vắt cơm được gói trong lá chuối, cùng gói muối vừng cơm phải thật nóng mới nắm chặt, để khi ăn có thể dỡ ra từng miếng, được lên rừng ngồi dưới lùm cây ăn cơm nắm mới thật thú vị. Biết vất vả của ba, mẹ hơn 10 năm công tác rừng thiêng nước độc, dù có đói đến bao nhiêu thì miếng cơm ngồi trong rừng vẫn đầy kỷ niệm ba lại kể cho hai chị em những ký ức lúc ở chiến trường.
Ông nói: “Chỉ có bom đạn tránh người chứ người không thể tránh được bom đạn” với những trận càn quét của máy bay thả bom gầm rú. Có những gia đình đang ăn cơm, chạy không kịp xuống hầm, khi khói mịt mù qua đi cả gia đình không còn ai sóng sót. Hồi đó ba có nuôi một con chó, đặt tên là “Tô”, nhưng không biết thần thức của con chó mạnh đến mức nào, khi chạy lại vẫy đuôi đập đập vào chân của chủ, gọi được toàn bộ đồng đội ra hiệu xuống hầm theo chân con chó nhảy xuống trước, một loạt bom thả xuống đánh tan tành căn cứ, ai không kịp xuống hầm thì coi như mạng sống không còn. Ba và mẹ các con cùng nhau trở về được là một kỳ tích rồi, dù đã mang trên mình những vết thương. Mỗi lần như vậy ánh mắt ba lại nhìn xa xăm nhớ đồng đội đã không trở về.
Ánh nắng xen qua từng kẽ lá ánh mặt trời đã len qua bụi cây dần lan xuống ẩn vào núi để lại vệt vàng. Cột gánh củi chặt lại ba gánh về nó đi lẽo đẽo còm lưng, nhăn mặt mếu máo. Đi được chừng 3km, ra khỏi rừng già trên đồi đất thoai thoải toàn cây sim, trời cũng nhá nhem tối, nó không đi nữa, vứt 5 cây dẻ trên vai xuống đất ngồi khóc to trên quả đồi, mặc cho chị và ba đã cách xa mấy cây số, cứ như thách đố số phận mặc kệ cho trời tối, không cần về nhà nữa cũng chả sao. Ngồi bệt xuống mặt đất cho nước mắt rơi lả chả cũng chả thèm kêu ai hết. Bỗng nhiên ánh mắt xa xăm nhìn xuống vùng đồng bằng nơi đang có ngôi nhà của gia đình nó đâu đó chắc buổi chiều mẹ đã nhóm bếp, nấu cơm chờ mấy cha con đi rừng về, các em nhỏ nhắn kia đang đợi chị về để có sim rừng.
Nó bừng tỉnh lại và đứng ngắm làng quê dần xuống trong hoàng hôn, bất chợt mọi mệt nhọc quên hết, đang khom lưng chuẩn bị xoay bó róng cây dài ấy để lại lên vai thì ba xuất hiện, ba xách 1 bên tay cùng nó xuống khỏi quả đồi, vừa đi ba vừa tâm sự: : “Nếu các con không quyết tâm học hành để thoát ly, thì sau này mỗi ngày đều phải như vậy, đêm khuya phải thức dậy từ 3h sáng và nấu cơm nắm lên rừng chặt củi hoặc đốt than để bán. Vậy là xong một kiếp người.”
Hãy đương đầu với nghịch cảnh và nở nụ cười bước tiếp khi bạn không còn lựa chọn nào khác.