Đàn Ông Khóc - Mạnh Mẽ Hay Yếu Đuối ? - Thanh Tú Nguyễn

Đàn Ông Khóc - Mạnh Mẽ Hay Yếu Đuối ?
Ngày đăng: Sep 12, 2021 Lượt xem: 406

“Cuộc sống vẫn ngàn đời nối tiếp

Như trăng lên như hoa nở mỗi ngày”.  Xuân Quỳnh.

Ba nó - một người đàn ông đã từng rơi từng giọt nước mắt, vậy giọt nước mắt đó có làm ông yếu mềm đi không ?. Khi xúc cảm của một con người xảy đến tự thân họ sẽ có xung động, vui cũng khóc, buồn cũng khóc, hạnh phúc cũng khóc. Nhưng với  người đàn ông đã từng vào sinh ra tử trên chiến trường khốc liệt, chứng kiến cảnh đồng đội ra đi trước mặt trút hơi thở cuối cùng với gương mặt đen sạm vì khói đạn, giơ tay vẫy chào xong nằm xuống và ra đi mãi mãi. Thủ trưởng có chảy được nước mắt không hay phải cứng rắn lên để lo cho đồng đội, ấy vậy mà về đời thường 10 năm, mười năm là con số chưa dài cũng đâu ngắn, chỉ quanh quẩn nhìn cô con gái đầu mới 9 tuổi, hình ảnh các con bằng xương bằng thịt.

Những đôi mắt trong veo ngây thơ của con ngồi trước mặt, nghe ba kể lại những khó khăn trắc ẩn trong cuộc đời. Những lúc gia đình có gia đình có biến cố riêng và những lần ông đã đánh các con, hay với cả mẹ chúng. Lúc này ông đau đớn nhìn lại khi đang nhìn mào mắt các con, con gái mối ân tình sâu đậm của cha và cũng phải là người vợ và người mẹ sau này. Vì vậy các con phải nắm lấy được cuộc đời của mình, nếu sau này ba già đi rồi không thể bảo vệ các con được, nước mắt ông lại chảy dài trên gò má. Dù ba lúc đó mới có 37 tuổi nhưng trông ông đã có những vết chân chim trên khóe mắt, trông ánh mắt sâu thẳm ấy có nỗi đau mà thời gian không thể xóa nhòa.

Lần đầu thấy ba khóc trong đau khổ, nhưng chắc chắn hôm đó là ông đã khóc vì tháo bỏ nút thắt trong lòng với gia đình của mình, sau cuộc ngồi nói chuyện cùng ông ngoại. Phải mất gần 3 năm ròng rã phải chứng kiến mẹ khóc, nhưng lần này tâm trạng nó khác xa vì con gái thường thương ba nhiều. Gọi các con lại, ông giang tay ôm tất các con vào lòng, với đôi tay rắn rỏi truyền hơi ấm sang tất cả các chị em nó. Ba nói: “Các con gái của ba đã được mẹ con sinh ra là sự kết tinh cả hai tâm hồn để có các con hôm nay”, ba nhìn vào hai cô con gái lớn, ánh mắt tràn đầy hy vọng. Hai con hãy cùng ba cố gắng làm nông, biến cái khổ ải trước mắt nhưng các con phải ghi nhớ để học thật chăm chỉ và vượt lên tất cả cùng ba, mẹ để có hướng đi cho gia đình. Các con đã lớn rồi( 9-10 tuổi) không phải còn lên 2-3 tuổi nữa phải biết nhận thức và nắm lấy cuộc đời của mình, các con phải học hành đến nơi đến chốn, trong làng chúng ta đa số con gái thất học, cả làng chỉ lác đác có vài anh chị học hết 12 thôi, rồi đi ra ngoài. Ba, mẹ sẽ làm lại tất cả.

Khi nuôi dạy con trai, chúng ta thường có câu: "con trai phải mạnh mẽ ai lại khóc", đó như một quy luật ngầm rằng đàn ông là trụ cột của gia đình, phải gánh vác lo toan nhiều đặc biệt là bờ vai cho người phụ nữ như người mẹ, hay chị em thậm chí là người vợ dựa vào. Cho nên đã là đàn ông không được phép rơi nước mắt, thể hiện bản chất nam tính là phải mạnh mẽ, không yếu đuối.

Điều răn dạy của các cụ truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác đã ngăn dòng nước mắt của đàn ông lại, dù có khổ đau cách mấy thì họ cũng dùng bản lĩnh của mình để ngăn cho dòng lệ chảy ngược vào trong. Giọt nước mắt đôi khi được chảy ra tâm hồn bạn có thể nhẹ nhàng hơn nhiều.

Sau cuộc nói chuyện với ông ngoại, ba hay ngồi trầm ngâm suy nghẫm.“Nước mắt” đàn ông không phải bao giờ cũng thể hiện ở dòng lệ. Họ khóc trong lòng và khóc một cách khó khăn hơn phụ nữ và trẻ em. Thử so sánh giữa một phụ nữ hay khóc lóc với một người đàn ông không khóc nổi, ai đau khổ hơn ai?

Sức mạnh của con người, nhất là người đàn ông trong bất kỳ hoàn cảnh cũng hiểu rằng gáng nặng gia đình trên vai họ, là trụ cột gia đình, phụ nữ hãy thương lấy đàn ông bên cạnh mình, ví như đôi dép song đôi cùng nhau bước mãi trên đường đời thử thách hay hạnh phúc, hãy cùng gánh vác gia đình cùng họ, cùng chắt chiu nuôi dạy con cái nên người, người đàn ông sẽ cảm ơn bạn, đã chọn đúng bạn là người bạn đời tri kỷ, nhân ái bao dung và đầy kiên cường, hơn ai hết đàn ông dù mạnh mẽ đến đâu nhưng tổ ấm cuối cùng của họ vẫn là mâm cơm gia đình đầm ấm.

Ai dám khóc để đối diện với chính mình thì mới là gan dạ chứ kìm nén rồi khóc thầm, thút thít nức nở một mình đôi khi lại là yếu đuối.

Dĩ nhiên sau lần ôm các con vào lòng tâm sự và khóc được. Ngoài những ngày tất bật ruộng nương, mỗi năm hè đến chính tay ba làm cho các con diều đi thả. Mấy chị em chen chúc chạy để nâng xem cánh diều của ai cao hơn. Ba đặc biệt làm riêng màu cho các chị em, có tiếng sáo làm bằng ống tre, khi diều bay cao để đón được ngọn gió và tiếng kếu phát ra vi vu thật vui tai.

Hằng ngày tiếp tục đi làm ngoài đồng, những buổi hai chị em ăn cắp thêm chút thời gian cho những lần tắm sông, bắt chuồn chuồn, hay đào khoai để nướng, nhảy dây chơi các trò chơi ăn quan, trốn tìm quanh đống rơm mùi thơm ngai ngái của vụ mùa mới gặt. Căng thẳng nhất là lúc trời chuẩn bị đổ cơn mưa rào mùa hạ, những sân phơi toàn lúa hoặc khoai, các bạn xung quanh xóm xúm lại giúp cho kịp những đám mây đen kịt ùn kéo về, hạt mưa bắt đầu nặng hạt dần. Nhà có ao cá phía đông, nuôi rất nhiều những chú rô phi, chị em lại mang cần ra câu cá, câu được con nào đem vào đốt rơm nướng chín thơm lừng và thưởng thức. Mùa ổi đến, xung quanh hồ cá thơm mùi ổi chín, được trồng làm thành dãy dài ngăn cách, các bạn đến thường rúc rích trộm ổi (sợ ba biết ). Tối đến dưới cái sân của hợp tác xã gần nhà tất cả chị em lại rủ nhau chơi trò bịt mắt bắt dê, hay trốn tìm.

Cuộc sống gia đình hòa thuận, kinh tế ngày càng khá hẳn so với xung quanh.

Hai chị em đua nhau học thật giỏi để hè đến được ghé lên thăm ngoại, bà ngoại với hàm răng đen vì nhuộm vừa nhóp nhép nhai trầu vừa nghe hai chị em đua nhau hát cho bà nghe. Lòng nhân hậu của ông bà đã mang lại cho gia đình nhỏ một phần ký ức đẹp.

Mùa thu năm ấy, gia đình đón cậu ấm là đứa con thứ 6, trong sự vui mừng của phiên chợ vừa tan nó đi như chạy về nhà, ba đang bắt gà mổ lợn khao cả làng đã sinh quý tử, nó lao vào giường mẹ. Tuy em đang ngủ nhưng nó lật tung chăn lên và nhìn thấy vòi ấm của em, nó reo lên vậy là có em trai rồi, ánh mắt nó lóe sáng.

Đứa con thứ 6 của mẹ là mối ân tình lớn nhất đối với mẹ.

 

Thử so sánh giữa một phụ nữ hay khóc lóc với một người đàn ông không khóc nổi, ai đau khổ hơn ai?

 

Các bài viết khác

17 Tuổi Khởi Nghiệp - Cú Vấp Đầu Đời

17 Tuổi Khởi Nghiệp - Cú Vấp Đầu Đời

Nov 24, 2021
Bạn Làm Gì Khi Tự Đánh Giá Năng Lực Chính Mình

Bạn Làm Gì Khi Tự Đánh Giá Năng Lực Chính Mình

Nov 20, 2021
Mâm Cơm Thiếu Bóng Chị & Văn Hóa Bữa Cơm Gia Đình

Mâm Cơm Thiếu Bóng Chị & Văn Hóa Bữa Cơm Gia Đình

Nov 04, 2021
Thơ: Tìm Chị

Thơ: Tìm Chị

Oct 27, 2021
Chiến Sự Triền Miên & Sự Tự Vệ Bằng Đàm Phán

Chiến Sự Triền Miên & Sự Tự Vệ Bằng Đàm Phán

Oct 08, 2021
Vở Kịch Chiếc Va Li - Hóa Thân Vào Ký Ức Của Mẹ

Vở Kịch Chiếc Va Li - Hóa Thân Vào Ký Ức Của Mẹ

Oct 07, 2021
Chìa Khóa Niềm Tin - Chuyện Mất Ổ Trứng Gà

Chìa Khóa Niềm Tin - Chuyện Mất Ổ Trứng Gà

Oct 05, 2021
Nỗi Buồn Niềm Vui Song Song Tồn Tại

Nỗi Buồn Niềm Vui Song Song Tồn Tại

Oct 03, 2021
Tâm Lý Có Làm Thay Đổi Hoàn Cảnh ? - Chuyện Thi Môn Toán

Tâm Lý Có Làm Thay Đổi Hoàn Cảnh ? - Chuyện Thi Môn Toán

Sep 25, 2021
Mạng xã hội
Tin tức nổi bật
Ký Sự Đổi Mới - Thanh Tú Nguyễn
Apr 18, 2025
Tự Sự - Thanh Tú Nguyễn
Feb 24, 2025
May mà có bạn Xuân Phương
Mar 08, 2024
Tặng Mẹ Tôi và Tất Cả Các Bà Mẹ - Thơ Thanh Tú Nguyễn 08/03/2024
Mar 08, 2024
Xuân Đến - Thơ từ Thanh Tú Nguyễn
Feb 20, 2024
Fanpage